
Do có tốc độ tăng trọng nhanh, khả năng sản xuất cao hơn nên thức ăn cho chim cút nói chung, chim non nói riêng có nồng độ dinh dưỡng cao hơn ở gà.
Đảm bảo được yêu cầu này sẽ góp phần giúp chim con nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới sau khi nở, chim sẽ khoẻ mạnh và sinh trưởng phát triển tốt hơn. Ở Việt Nam, có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:
Công thức hỗn hợp thức ăn cho một số loại chim cút(*)
TT | Nguyên liệu (%) | Cút con 26-28% protein thô |
Cút thịt 22-24% protein thô |
Cút đẻ 24-26% protein thô |
1 | Ngô | 2,0 | 4,0 | 2,5 |
2 | Tấm | 2,0 | 1,0 | 1,0 |
3 | Cám | 1,0 | 0,7 | 1,0 |
4 | Bột cá nhạt | 1,5 | 1,0 | 1,2 |
5 | Khô dầu lạc | 1,2 | 2,0 | 1,2 |
6 | Bột đậu tương rang | 1,0 | 0,5 | 1,5 |
7 | Bột đậu xanh | 1,0 | 0,5 | 1,0 |
8 | Bột sò | 0,1 | 0,1 | 0,3 |
9 | Bột xương | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
10 | Premix khoáng | 0,05 | 0,01 | 0,05 |
11 | Premix vitamin | 0,05 | 0,01 | 0,05 |
12 | ADE gói 10gr | 6 gói | 4 gói | 4 gói |
13 | Bột cỏ | – | – | 0,1 |
(*) Nguồn: Đặng Tịnh
Đối với chim đẻ, có thể tham khảo một số công thức thức ăn sau đây (*)
Nguyên liệu (%) | Công thức | |
Công thức I | Công thức II | |
Ngô | 28 | 38 |
Cám gạo | 7 | 8 |
Khô dầu lạc | 25 | 10 |
Đậu tương rang | 8 | 26 |
Đậu xanh | 2 | 5 |
Bột cá nhạt | 17,5 | 5 |
Bột xương | 1,5 | 2 |
Bột sò | 7 | 5 |
Premix | 1 | 1 |
(*)Nguồn: Võ Thị Ngọc Lan; Trần Thông Thái
Tác giả Nguyễn Duy Hoan (2000), nghiên cứu về mức năng lượng và protein cho chim cút đẻ, với các mức ME thử nghiệm là 2700, 2800, 2900, 3000 và 3100 Kcal/kg. Kết quả cho thấy, ở mức 2900 Kcal/kg cho kết quả tốt nhất trên các chỉ tiêu theo dõi (tỷ lệ nuôi sống; sản lượng trứng/mái/tuần; tỷ lệ đẻ; độ đồng đều; tiêu tốn thức ăn/1 kg trứng).
Tương tự như vậy, với các mức protein thô trong khẩu phần là 18, 20, 22, 24 và 26% thì mức 22% cho kết quả tốt nhất cũng trên các chỉ tiêu theo dõi nói trên. Như vậy, theo tác giả, trong thức ăn nuôi chim cút đẻ, nên sử dụng mức năng lượng trao đổi 2900 Kcal/kg ME và mức protein thô là 22%.
Trong suốt thời gian nuôi, phải đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn theo đúng tiêu chuẩn; không thay đổi chế độ ăn đột ngột. Trong khẩu phần ăn của chim con, ngoài hàm lượng các chất dinh dưỡng còn phải chú ý đến mối cân bằng giữa chúng, đặc biệt là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng axit amin và cân bằng can xi – phốt pho.
Để đánh giá mối cân bằng giữa năng lượng và protein, người ta thường dùng tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi của khẩu phần và 1% protein thô. Tỷ lệ này ở chim con dao động trong khoảng 135 – 150. Dựa vào tỷ này, từ tỷ lệ protein trong khẩu phần nói trên, cần điều chỉnh nồng độ năng lượng trao đổi (ME) cho phù hợp. Mặt khác, trong giai đoạn chim con cần chú ý cung cấp đủ các axit amin không thay thế, nhất là lyzin và metionin. Ngoài ra còn phải chú ý đến hàm lượng xơ của khẩu phần. Đối với chim cút, tỷ lệ xơ không nên quá 5%.
Tham khảo Tài liệu: Nuôi và phòng trị bệnh cho chim cút-TS. Bùi Hữu Đoàn